Trên thực tế, trong sửa chữa nguồn xung có rất nhiều pan bệnh khó có thể gọi tên mà chủ yếu dựa vào các dấu hiệu hư hỏng để khắc phục Trong bài viết này, Trường Dạy nghề Bách Khoa Hà Nội sẽ hướng dẫn các bạn cách sửa chữa nguồn xung khi diode chỉnh lưu bị cháy, nổ và mặc dù đã thay mới nhưng cắm nguồn vào vẫn bốc khói.

LƯU Ý TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH SỬA CHỮA

Điều đầu tiên các bạn phải lưu ý là phải nhìn tổng quan bo mạch trước và nắm bắt các lỗi, dấu hiệu hỏng hóc trên bo mạch thay vì cắm cụi vào sửa chữa luôn.

Đối với tình hình mô tả các dấu hiệu hư hỏng trên thì rất có thể trên bo mạch sẽ xuất hiện hiện tương diode bị cháy đen và 1 phần của con trở Ohm sẽ bị nổ nhẹ => đến 90% là hỏng Mosfet

Trước khi tiến hành sửa chữa cần quan sát kỹ bo mạch

CÁCH SỬA CHỮA NGUỒN XUNG

  • Loại bỏ Mosfet ra khỏi bo mạch hoặc có thể đo nhanh trên mạch để xác định sống hay chết bằng đồng hồ vạn năng kim hoặc số, lúc này kĩ năng kiểm tra linh kiện rất là quan trọng nó giúp bạn có thể xác định rất nhanh trên bo mạch điện tử.
  • Chắc chắn là Mosfet đã bị chết nên các bạn cần thay thế nó bằng một con mới và nên thay cả con trở 1 Ohm mới .
  • Sau khi thay thế Mosfet, các bạn thay thế thêm những con diode bị cháy và kiểm tra nhanh những diode chỉnh lưu khác .
  • Có thể kiểm tra nhanh những linh kiện xung quanh phần bị hỏng nếu bạn còn nghi ngờ có thêm hư hỏng ở đâu đó.
  • Sau khi các vấn đề bạn nghi ngờ đã được giải quyết, lúc này chúng ta có thể cắm nguồn vào để thử nhưng để an toàn các bạn không được cắm trực tiếp vào ổ điện mà hãy qua một bảng thử tải để đảm bảo mạch không bị nổ nếu vẫn còn sự cố trong mạch .
  • Sau khi cắm qua bảng thử tải , nếu bóng đèn không sáng hoặc sáng hơi nhẹ thì đó là dấu hiệu của sửa chữa đã thành công . Lúc này bạn có thể đo điện áp đầu ra bằng đồng hồ vạn năng để xem điện áp có đủ không.
  • Khi điện áp ra đã có thì bạn hãy kết nối với tải xem mạch hoạt động có đúng như ban đầu không.
  • Nếu mọi thứ đã hoạt động bình thường thì bạn đã sửa chữa thành công.
  • Trong trường hợp nếu cắm nguồn vào bóng đèn sáng rực thì rất có thể phần sơ cấp của mạch vẫn đang có vấn đề, lúc này bạn rút điện ra và kiểm tra lại các bộ phận bên sơ cấp.
  • Đối với các thành phần rất dễ bị hỏng khi làm viêc với điện áp cao như diode, điện trở, transistor BJT nhỏ, thì kĩ năng kiểm tra linh kiện điện tử sẽ giúp bạn nhanh chóng xác định được.
  • Và trong thực tế sau khi thay diode, mosfet ,trở 1 Ohm thì mạch đa số sẽ hoạt động bình thường!!

Sau khi thay diode, mosfet, trở 1 Ohm thì mạch đa số sẽ hoạt động bình thường

Như vậy trong phần 2 cách sửa chữa các bệnh nguồn xung, Trường Dạy nghề Bách Khoa Hà Nội đã cung cấp cho bạn cách sửa chữa bo mạch nguồn xung khi diode bị cháy, nổ chi tiết nhất. Hy vọng bài viết này sẽ là tài liệu giúp ích cho bạn trong quá trình học tập và làm nghề.

Hãy tiếp tục theo dõi website của Trường Dạy nghề Bách Khoa Hà Nội để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!

    popup

    Số lượng:

    Tổng tiền:

    Gọi ngay: 0966391686 Gọi ngay: 0969583686 Gọi ngay: 0901699686
    zalo