Chúng ta biết rằng, không có một bảng quy chuẩn nào về mã lỗi cho tất cả các loại bếp từ, điều này phụ thuộc vào từng thiết kế của mỗi hãng. Có được mã lỗi tuy không quá trực quan nhưng sẽ giúp chúng ta mau chóng khoanh vùng được những khối mạch bếp từ gây ra lỗi. Dưới đây là một số mã lỗi mà các bạn có thể tham khảo để phục vụ cho công việc của mình
Mã lỗi bếp từ Nhật
Các mã lỗi bếp từ thông dụng:
- Mã lỗi bếp từ Hitachi:
- C11-C21- C51: Quá nóng mặt bếp
- C12- C22: Lỗi nồi hoặc mặt bếp bị dơ
- C13- C23: Đặt nồi không đúng vị trí, đáy nồi bị lõm, không được sử dụng tấm lót quá dày
- C15 C25: Đặt nồi không đúng vị trí
- CB : Bị tràn nước, bấm nút lâu hơn 3 giây
- C14 - C24 - H17 - H27 - H57: Không đúng kiểu nồi
- C1 C3 C4: Lò nướng bị quá nhiệt
- Cd: Chưa đóng nắp lò nướng
- Mã lỗi bếp từ Electrolux:
- EO: Cấu hình cho bảng mạch lọc nguồn bị lỗi
- E3: Điện áp nguồn nuôi quá thấp
- E4: Nhiệt độ cảm biến trên mâm dây quá cao
- E5: Mất một pha điện áp
- E6: Lỗi giao tiếp tín hiệu giữa bo lọc nguồn với bo công suất
- E7: Nhiệt độ trên tẩm tản nhiệt của bo công suất quá cao
- E8: Lỗi giao tiếp tín hiệu giữa bo lọc nguồn với bo điều khiển hiển thị
- E9: Lỗi cấu hình trên bo điều khiển với bo lọc nguồn
- Mã lỗi bếp từ Midea
- E0: Hở cảm biến nhiệt dưới IGBT
- El: Không có nồi hoặc kiểu nồi không đúng
- E2: IGBT quá nhiệt độ hoặc cảm biến ngắn mạch
- E3: Điện áp lưới là quá cao, bảo vệ nồi quá điện áp (điện áp cao hơn 260V)
- E4: Việc cung cấp điện áp quá thấp (dưới 160V)
- E5: Hở cảm biến nhiệt trên mâm dây
- Quá nhiệt trên mặt kính
Cách sửa bếp từ không nhận nồi
Trong thực tế, pan bệnh bếp từ không nhận nồi là một trong những pan bệnh rất hay gặp khi là dịch vụ sửa chữa và bảo hành bếp điện từ.
Các dấu hiệu của pan bệnh bếp từ không nhận nồi
Để có thể chữa thành thạo pan bệnh bếp từ không nhận nồi thì bạn phải biết các dấu hiệu cả nó để có thể kết luận chính xác đó có phải là bếp từ không nhận nồi hay không Thông thường, biểu hiện của pan bệnh bếp từ không nhận nồi sẽ là:
- Bếp từ chỉ kêu tít tít mà không nóng, sau đó tự tắt
- Bếp từ nấu im ắng, không nóng nhưng cũng không báo lỗi gì
- Hơi nhấc xoong lên thì bếp từ mới nhận xoong
Pan bệnh bếp từ không nhận nồi
Nguyên nhân và cách sửa bếp từ không nhận nồi
Hiện tượng bếp từ không nhận nồi có rất nhiều nguyên nhân và có thể do nhiều thành phần linh kiện gây ra. Trong đó, các nguyên nhân chính có thể kể đến đó là:
- Tụ điện lọc nguồn 5uF bị yếu, bị khô hoàn toàn -> cần thay thế tụ lọc nguồn này
- IC đồng bộ xung điều khiển bị hỏng -> Thông thường đó là các IC so sánh, khuếch đại như LM358, LM339, LM324.
- Các điện trở hồi tiếp xung cao áp bị hỏng, bị chết đứt -> Các điện trở này thường có giá trị điện trở cao như 120K, 240K, 270K, 330K, 390K, 470K…
- Tụ điện dao động 0.24uF - 1200V, 27uF - 1200V, 0.33uF - 1200V bị hỏng -> Tụ điện này đấu song song với mâm dây, các bạn có thể kiểm tra và thay thế
- Mất nguồn 18V nuôi tầng kích IGBT -> Cần khắc phục để bếp từ có nguồn 18V trở lại.
Đó là những nguyên nhân chính khiến bếp từ không nhận nồi. Các bạn cần chú ý kiểm tra và phân loại từng nguyên nhân để tiến hành sửa bếp một cách nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn có thêm kiến thức về việc sửa chữa bếp từ và giúp ích cho bạn trong việc học nghề điện tử.
>> Xem ngay: Chương trình học nghề sửa chữa điện tử uy tín
Hotline tư vấn: 0966391686