Học nghề máy tính sẽ có rất nhiều kiến thức mà bạn cần phải ghi nhớ nhằm giúp quá trình làm nghề trở nên dễ dàng hơn. Hiểu được điều đó nên Trường Dạy nghề Bách Khoa Hà Nội sẽ mang đến cho bạn những kiến thức về nghề sửa chữa máy tính chi tiết nhất trong hệ thống bài viết về tài liệu kỹ thuật máy tính. Các bạn hãy theo dõi và học thêm nhé!
Phần 2: Các loại CPU, cấu trúc và thông số cơ bản của CPU
Các loại CPU phổ biến nhất hiện nay
Trên thị trường CPU hiện nay có 2 nhà sản xuất và chiếm thị phần ngành này lớn nhất đó chính là Intel và AMD. Trong đó, AMD Opteron, Intel Itanium và Intel Xeon là các CPU được sử dụng nhiều nhất trong các máy chủ và máy tính loại high-end workstation.
Mỗi loại CPU lại có nhiều phiên bản khác nhau để phù hợp với từng dòng máy, bạn có thể tham khảo bảng các loại CPU phổ biến hiện nay dưới đây.
Các phiên bản của 1 số loại CPU hiện nay
Cấu trúc của CPU được sử dụng nhiều nhất
x86 và ARM là 2 cấu trúc được ứng dụng nhiều nhất trong các dòng chip CPU.
- Cấu trúc x86 là của những con chip được sản xuất bởi Intel, ra mắt vào năm 1978. Sau này Intel đã nhượng quyền cấu trúc chip này cho một số nhà sản xuất khác. Một số chip sử dụng cấu trúc x86 có thể thấy trên thị trường là dòng chip Intel Core i3, i5, i7 …
Ngoài ra đến từ nhà AMD một số loại chip có cấu trúc x86 là Ryzen, EPIC, Threadripper đến từ AMD
Các loại chip có cấu trúc x86 có thể xử lý được các lệnh phức tạp dựa trên kiến trúc CISC, và thực hiện nhiều phép toán cùng lúc. Dòng chip này có tốc độ xử lý nhanh đồng thời tiết kiệm RAM tốt hơn.
- Cấu trúc ARM thường được nhượng quyền cho các nhà sản xuất chip để họ tùy biến cải tiến, sau đó thêm vào GPU, RAM, và tạo ra System on Chip (SoC). Các loại chip ứng dụng cấu trúc ARM được dùng khá phổ biến trong các dòng chip M1, M2 của Apple trên các dòng sản phẩm như MacBook, iPad.
Đại diện cho dòng chip này còn có Qualcomm S2Q được tích hợp trên chiếc máy Surface Pro X.
x86 và ARM là 2 cấu trúc phổ biến nhất của CPU
Tìm hiểu thông số cơ bản của CPU
Trong học nghề máy tính và khi đi mua máy tính, các bạn cần phải nắm bắt được các thông số cơ bản của máy để có thể xác định được chất lượng và khả năng máy đáp ứng công việc của bạn.
Các thông số kỹ thuật cơ bản của CPU bạn cần nắm được bao gồm:
- Tốc độ xung nhịp - Clock Speed
Tốc độ xung nhịp hay còn gọi là Clock Speed: là tốc độ CPU hoạt động và thường được đo với đơn vị GHz. CPU có xung nhịp càng cao thì tốc độ xử lý càng nhanh. Hầu hết các bộ vi xử lý trên máy tính, laptop hiện nay đều có thể tự điều chỉnh xung nhịp sao cho phù hợp với các tác vụ, các lệnh cần phải thực hiện và tương ứng với nhiệt độ của máy. Do đó, trong thông số của máy tính, laptop thường chỉ hiển thị số xung nhịp tối thiểu và tối đa của CPU.
- Tốc độ xung nhịp tối đa - Turbo Speed
Tốc độ xung nhịp tối đa hay là Turbo Speed là xung nhịp CPU có thể đạt được khi thực hiện ép xung. Mặc dù việc này có thể giúp tăng tốc CPU lên gần gấp đôi nhưng lại gây một số ảnh hưởng cho thiết bị. Vì vậy, trước khi áp dụng turbo speed cho thiết bị của mình bạn nên tìm hiểu máy tính đó có thể ép xung được không
- Số nhân - Core
Mỗi loại CPU đều cấu tạo từ nhiều nhân, hay còn gọi là core. Trong đó mỗi core là một đơn vị độc lập với các chức năng xử lý dải chỉ dẫn của từng hệ thống khác nhau. Các core trong CPU có thể tự sắp xếp và phân chia công việc, do đó hệ thống có thể tự xử lý và chạy nhiều ứng dụng cùng một lúc. Nhờ vậy, nếu core của CPU càng nhiều thì khả năng xử lý sẽ tốt hơn, hỗ trợ tối ưu công việc và tác vụ từ người dùng. Đó là lý do bạn thường nghe thấy những người tư vấn cho khách mua máy tính, laptop sẽ hay hỏi về core i3, i5 hay i7
Số nhân của CPU càng cao thì khả năng xử lý càng tốt
- Số luồng - Thread
Luồng hay còn gọi là Thread có chức năng chia sẻ dữ liệu cho các luồng khác trong cùng một tiến trình. Thread sẽ hỗ trợ các chương trình xử lý được nhiều công việc hơn trong cùng một thời điểm.
- Chân cắm - Socket
Mọi người thường ít quan tâm đến vấn đề chân cắm của CPU, tuy nhiên chân cắm có vai trò rất quan trọng và cần lưu ý đặc biệt. Chân cắm có vai trò như mối nối bộ vi xử lý với mainboard, đồng thời giúp cố định vị trí của con chip. Nhờ vậy, dù bạn có xê dịch máy thì con chip vẫn có thể ở nguyên vị trí. Ngoài ra, chân cắm còn là phương tiện truyền dữ liệu giữa CPU với mainboard.
- iGPU - Card đồ họa tích hợp
Card đồ họa tích hợp GPU là bộ phận xử lý các tác vụ có liên quan đến đồ họa, hình ảnh 2D, 3D sẵn trên thiết bị, sẽ hỗ trợ tích cực nếu như máy chưa trang bị card rời.
Card đồ họa tích hợp GPU mang đến nhiều lợi ích, đặc biệt khi gặp sự cố với card rời
Có thể thấy rằng các kiến thức khi học nghề máy tính là vô tận, riêng về CPU đã có rất nhiều thông tin mà bạn cần nắm vững để có thể hiểu rõ nhất về các dòng máy, chức năng của chúng. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích và hỗ trợ được cho bạn trong quá trình học nghề và làm nghề.
Trường Dạy nghề Bách Khoa Hà Nội sẽ tiếp tục cung cấp những kiến thức hữu ích khác về nghề máy tính nên bạn hãy theo dõi website của nhà trường nhé.
>> Tìm hiểu về khóa học nghề máy tính chất lượng cao tại đây <<
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào các bạn có thể để lại dưới phần bình luận hoặc gửi câu hỏi về cho nhà trường thông qua những kênh khác dưới đây nhé!
Website: https://www.truongdaynghebachkhoa.edu.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/daotaonghebachkhoa/
Youtube: http://youtube.com/c/TrườngDạyNghềBáchKhoaHàNội
Tiktok: https://www.tiktok.com/@tdnbk.edu.vn
Hotline: 0966391686 - 0969583686 - 0901699686
Địa chỉ: số 20 ngõ 295 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội