(GenK.vn) - DCRS - Coupled Magnetic Resonance System, là một cơ chế sạc không dây mới cho phép truyền tải năng lượng tới các thiết bị di động ở khoảng cách lên tới gần 5 mét.

Hiện nay, khái niệm sạc không dây trên các thiết bị cao cấp đã không còn là điều gì đó quá lạ lẫm với người tiêu dùng, tuy rằng thực chất về mặt kĩ thuật thì công nghệ này vẫn chưa thực sự trưởng thành. Phần lớn sản phẩm mà các hãng lớn giới thiệu gần đây đều đòi hỏi thiết bị được sạc phải nằm gần nguồn sạc trong khoảng vài cm. Một số người tự hỏi: vậy là các thiết bị điện tử của chúng ta thay vì bị giới hạn bởi một đoạn dây, thì giờ đây lại bị giới hạn trong bán kính vài cm quanh ổ điện? Câu trả lời sẽ là KHÔNG, nếu như Chun Rim – giáo sư kỹ nghệ nguyên tử và lượng tử của Học viện khoa học và công nghệ cấp cao Hàn Quốc (Korea Advanced Institute of Science and Technology (KAIST)) thành công với các thử nghiệm của mình. Rim và các cộng sự của ông đã phát triển được một hệ thống sạc không dây cho phép truyền tải năng lượng tới các thiết bị di động ở khoảng cách lên tới gần 5 mét.

 

Wireless Power
 

Tương tự như hệ thống sạc không dây dựa trên hiệu ứng cảm ứng điện từ đang được phát triển như Qi và PMA (Power Matters Alliance), sản phẩm mà nhóm nghiên cứu tại KAIST đang thử nghiệm hoạt động dựa vào các cuộn dây điện để truyền và nhận năng lượng. Tuy nhiên để đạt được tầm xa truyền tải gấp nhiều lần các giải pháp trước đây, họ đã phát minh một cơ chế hoàn toàn mới mang tên Dipole Coil Resonant System (DCRS, tạm dịch: Hệ thống cuộn dây cộng hưởng lưỡng cực). Cơ chế này được phát triển để giải quyết những hạn chế trước đây trong hệ thống Coupled Magnetic Resonance System (CMRS) do đại học MIT phát triển. CMRS có thể truyền tải năng lượng ở khoảng cách tối đa 2.1m (trên lý thuyết), nhưng cơ chế hoạt động rất phức tạp và thiếu hiệu quả.

Sản phẩm của nhóm nghiên cứu từ KAIST hoạt động dựa trên các cuộn dây với hai lưỡng cực từ - một nửa để tạo từ trường và một nửa để nhận năng lượng điện. Thiết kế các thiết bị này cũng tương đối đơn giản so với thiết kế của CMRS trước kia. Chúng sử dụng hai thanh vật liệu ferit và các cuộn dây ở chính giữa. Trong giai đoạn thử nghiệm này, kích thước vẫn chưa phải là vấn đề cốt yếu, vì vậy bản mẫu hiện có chiều dài lên tới 3 mét và độ rộng tính cả các cuộn dây là 10cm. Điều duy nhất có thể nói chắc được vào lúc này là sẽ….còn khá lâu nữa ta mới có thể tích hợp được công nghệ này vào trong điện thoại cầm tay.

Hiệu suất truyền tải năng lượng phụ thuộc vào khoảng cách giữa cuộn dây chính và phụ. Mức tối đa trong thí nghiệm hiện tại là hiệu suất 36.9% cho khả năng truyền tải 1403 watts ở khoảng cách 3 mét và con số ấn tượng này đủ để cung cấp năng lượng cho một vài máy PC high-end cộng thêm một vài màn hình LCD. Hiệu suất truyền tải của DCRS được cho biết là sẽ giảm dần cho tới khi chạm ngưỡng 5m, lúc này hiệu suất truyền tải sẽ là 9.2% cung cấp năng lượng 209 watts.

 

Tìm hiểu về DCRS: Công nghệ sạc không dây tiên tiến nhất hiện nay
 

Để chứng minh khả năng hoạt động của hệ thống này trong khoảng cách 5 mét, Rim và các cộng sự đã cho chạy thử một tình huống trong đó cuộn dây nhận năng lượng sẽ là đóng vai trò nguồn cho một TV LCD cỡ lớn và 3 quạt gió. Với thử nghiệm này, có thể thấy tiềm năng của DCRS là cực lớn. Công nghệ sạc không dây sẽ không còn bị bó buộc quanh các thiết bị điện tử, mà có khả năng cung cấp năng lượng cho tất cả các thiết bị điện gia đình nói chung. Thử tưởng tượng một tương lai mà ta chỉ việc đặt lõi phát ở giữa phòng khách, tất cả các thiết bị TV, đèn, điện thoại, máy chơi game.v.v. sẽ không cần sử dụng bất cứ một sợi dây nối nào. Các căn phòng của tương lai trong game hay phim ảnh chắc cũng chỉ đến vậy mà thôi !!.

Theo như định hướng cho tương lai của nhóm nghiên cứu, chúng ta chỉ cần lại gần một vùng phủ sóng năng lượng là chiếc điện thoại họ mang theo, và các thiết bị điện tử đeo người nói chung sẽ tự động được sạc mà không cần thực hiện thêm bất kì thao tác nào trên thiết bị. Chỉ cần còn ở trong vùng năng lượng, người dùng sẽ không bao giờ cần cắm các thiết bị của mình vào ổ điện nữa. Tuy viễn cảnh này rất đang trông đợi, nhưng cũng như đa số các nghiên cứu khác, quãng thời gian từ khi một công nghệ thành công trong phòng thí nghiệm tới khi chúng thực sự tiếp cận được với thị trường đại chúng luôn tiêu tốn ít nhất là một vài năm.

Tham khảo: Extremetech

Ý kiến của bạn
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Gọi ngay: 0966391686 Gọi ngay: 0969583686 Gọi ngay: 0901699686
zalo