Trong học nghề điện thoại, một nội dung rất quan trọng mà bạn không thể bỏ qua đó là bản chất tín hiệu trong điện thoại di động. Chỉ khi nắm vững về bản chất hoạt động của máy thì bạn mới có thể tiến hành sửa chữa điện thoại được dễ dàng.
Bản chất của tín hiệu bên trong điện thoại di động
Bản chất tín hiệu chủ yếu dựa vào việc sử dụng sóng điện từ hoặc sóng radio để truyền thông tin giữa điện thoại di động và mạng di động.
Tín hiệu này thường là sóng điện từ radio tần số cao (RF), thường nằm trong khoảng tần số từ vài megahertz (MHz) đến vài gigahertz (GHz). Sóng radio này được biểu thị dưới dạng sóng điện từ đối với tín hiệu analog hoặc dưới dạng tín hiệu số (số hóa) cho tín hiệu kỹ thuật số.
Bản chất tín hiệu trong điện thoại di động
- Tín hiệu âm tần: là tín hiệu âm thanh sau khi đổi thành tín hiệu điện, tín hiệu này có tần số từ 20Hz đến 20KHz thu được sau micro hoặc trên đường ra loa, tín hiệu âm tần là tín hiệu Analog.
- Tín hiệu số: là tín hiệu chỉ có hai mức điện áp là "không có điện - biểu thị bằng số 0" và " có điện biểu thị bằng số 1", sau khi đi qua mạch chuyển đổi A - D sẽ cho ra tín hiệu số (Digital).
Trong điện thoại tín hiệu số là sự liên lạc giữa IC cao tần với IC mã âm tần, ngoài ra còn là tín hiệu xử lý chính của CPU và bộ nhớ Memory .
- Tín hiệu cao tần: là tín hiệu số được điều chế vào sóng cao tần theo phương pháp điều pha để tạo ra tín hiệu cao tần phát, đi ra từ sau mạch điều chế trên IC cao trung tần, có tần số từ 890MHz đến 915MHz, chúng được khuếch đại tăng công suất trước khi đưa ra Anten phát về tổng đài thông qua các trạm thu phát.
Bộ chuyển đổi A-D và D-A (Analog sang Digital và ngược lại) bên trong IC mã âm tần.
- Tín hiệu Analog
Tín hiệu Analog là loại tín hiệu trong tự nhiên sau khi đổi ra tín hiệu điện như tín hiệu âm tần, thị tần ... tín hiệu Analog có dạng sin
Tín hiệu Analog hình sin
- Tín hiệu Digital
Tín hiệu Digital không có trong tự nhiên mà là tín hiệu do con người tạo ra, chỉ có hai trạng thái là có điện biểu thị bằng số 1 và không có điện biểu thị bằng số 0
Tín hiệu Digital
- Đổi tín hiệu từ Analog sang Digital
Sơ đồ mô tả tín hiệu đổi từ analog sang digital
- Tín hiệu âm tần sẽ được lấy mẫu ở tần số khoảng 10KHz, trung bình tín hiệu thoại có tần số từ 1KHz đến 2KHz, do đó mỗi chu kỳ tín hiệu được lấy mẫu khoảng 5 đến 10 điểm .
- Các điểm lấy mẫu sẽ đo được các giá trị từ nhỏ nhất đến lớn nhất (0 đến 255 mức).
Ví dụ ở trên đo được giá trị các điểm là:
A = 150
B = 240
C = 225
D = 80
E = 50
F = 140
Các tín hiệu sẽ được đổi thành tín hiệu digital là:
A = 150 = 1001 0110
B = 240 = 1111 0000
C = 225 = 1111 0101
D = 80 = 0101 0000
E = 50 = 0011 0010
F =140 = 1000 1100
Mạch đổi tín hiệu Analog => Digital
Mạch đổi tín hiệu Digital= Analog
Như vậy trong bài viết Trường dạy nghề Bách Khoa Hà Nội đã cung cấp đến bạn những kiến thức quan trọng nhất về bản chất của tín hiệu trong điện thoại di động và bộ chuyển đổi A-D và D-A (Analog<=>Digital) bên trong IC mã âm tần. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích được cho bạn trong quá trình học nghề điện thoại và làm nghề sau này.
Hãy tiếp tục theo dõi Trường dạy nghề Bách Khoa Hà Nội để có thể cập nhật thêm nhiều kiến thức mới về nghề điện thoại cũng như các nghề kỹ thuật khác nhé! Trong bài viết sau sẽ là những nội dung về mạch điều chế và tách sóng bên trong IC, cấu tạo IC khuếch đại và Anten nên bạn đừng bỏ lỡ nhé!
Trường Dạy nghề Bách Khoa Hà Nội - Trường Dạy nghề đạt chuẩn chính quy
Địa chỉ: số 20, ngõ 295 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Website: https://www.truongdaynghebachkhoa.edu.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/daotaonghebachkhoa/
Youtube: http://youtube.com/c/TrườngDạyNghềBáchKhoaHàNội
Tiktok: https://www.tiktok.com/@tdnbk.edu.vn
Hotline: 0966391686 - 0969583686 - 090169968