Rất nhiều người có thu nhập lên đến hàng chục, hàng trăm triệu đồng/tháng từ nghề sửa ô tô. Cùng tìm cách tăng lương của nghề sửa chữa ô tô ngay sau đây.
Từ một người chân ướt chân ráo vào nghề, trải qua 16 năm không ngừng học hỏi và trau dồi, chàng trai 9X đã trở thành chủ xưởng sửa chữa ô tô. Với anh, nghề nào cũng có thể tạo ra giá trị và cơ hội phát triển. Quan trọng là phải yêu thích công việc mình làm và không ngừng nâng cao tay nghề.
1. Học nghề vì đam mê, bất chấp lương của nghề sửa chữa ô tô khởi điểm thấp
Khi phóng viên đến, Đại Bân Bân vừa bước ra từ xưởng sửa xe. Áo phông đã ướt đẫm mồ hôi nhưng anh dường như không hề để ý, ánh mắt vẫn hướng về chiếc xe đang được sửa chữa với vẻ say mê.
Sinh năm 1991, lớn lên ở vùng núi Thương Châu, Đại Bân Bân đã sớm làm quen với tiếng máy cày, tiếng rì rào của suối. Nhưng có một âm thanh khác luôn khiến anh tò mò - tiếng động cơ xe hơi rền vang mỗi khi có chiếc xe nào đó lướt qua con đường đất đỏ.
Vì đam mê, Đại Bân Bận quyết định học nghề sửa chữa ô tô (Ảnh minh họa)
“Đó chính là lúc hạt giống đam mê với ô tô bắt đầu nảy mầm trong tôi”, Đại Bân Bân bộc bạch. Năm 2002, Đại Bân Bân quyết tâm theo học sửa chữa ô tô tại một trường dạy nghề.
Sau khi tốt nghiệp, anh vào làm thợ lắp ráp tại một hãng xe ngoại quốc. Tuy nhiên, công việc lặp đi lặp lại khiến anh cảm thấy nhàm chán và nhận ra rằng, đam mê thực sự của mình nằm ở nghề sửa chữa, bảo dưỡng ô tô.
6 tháng sau, anh quyết định rẽ hướng, vào làm học việc sửa chữa ô tô tại một cửa hàng 4S. Từ đó, anh nhanh chóng trở thành một kỹ sư bảo trì, chuyên gia chẩn đoán rồi sau đó là một nhà quản lý thành công.
2. Về quê khởi nghiệp
Với một quyết tâm mãnh liệt, Đại Bân Bân đã rời xa phố thị ồn ào để trở về quê hương Thương Lạc, Trung Quốc vào năm 2012, mang theo một giấc mơ lớn: xây dựng một đế chế dịch vụ ô tô.
Khởi đầu từ một xưởng nhỏ với hai công nhân, anh đã phải đối mặt với vô vàn khó khăn, từ việc cạnh tranh khốc liệt đến việc xây dựng lòng tin của khách hàng.
Mãi đến năm 2018, anh quyết định mở rộng quy mô kinh doanh và thành lập doanh nghiệp dịch vụ "1+1", mang đến cho khách hàng một trải nghiệm hoàn toàn mới với các dịch vụ đa dạng như sửa chữa, trang trí, phụ kiện và cả một khu vực phòng chờ karaoke sang trọng.
Và rồi, một thương hiệu dịch vụ ô tô mới đã ra đời, không chỉ đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn góp phần thay đổi bộ mặt của ngành dịch vụ ô tô tại Thương Lạc.
Lương của nghề sửa chữa ô tô có thể tăng gấp nhiều lần khi bạn đủ quyết tâm
3. Một lần làm khách, cả đời làm bạn
Đại Bân Bân không chỉ xem xe hơi là công việc, mà còn là đam mê cháy bỏng. Anh đã biến xưởng sửa chữa của mình thành một không gian cộng đồng sôi động, nơi những người yêu xe có thể gặp gỡ, chia sẻ và cùng nhau tận hưởng niềm vui. Những buổi gặp mặt thân mật với tiệc nướng và các hoạt động giao lưu đã trở thành một nét đặc trưng của "1+1".
Bên cạnh đó, Đại Bân Bân còn là một tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm với cộng đồng. Khi Hà Nam gặp lũ lụt năm 2021, chiếc xe cứu hộ dán thương hiệu "1+1" đã băng băng trên những con đường ngập nước để hỗ trợ kịp thời cho người dân.
Trong suốt thời gian dịch bệnh, anh cùng đội ngũ của mình đã tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện, từ quyên góp khẩu trang đến hỗ trợ tại các trạm kiểm dịch.
Đại Bân Bân chia sẻ, hãy luôn nỗ lực học hỏi, rèn luyện kỹ năng và tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Chỉ cần chúng ta có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng, chắc chắn sẽ có những cơ hội để tỏa sáng.
Hành trình học sửa chữa ô tô đến thời điểm khởi nghiệp đòi hỏi sự nhẫn nại, kiên trì và nỗ lực không ngừng (Ảnh minh họa)
4. Học nghề - Con đường tắt dẫn lối thành công
Một trong những lợi thế lớn nhất của việc học nghề là tính thực tiễn cao. Thay vì chỉ học lý thuyết suông trên sách vở, người học nghề được trực tiếp làm việc, thực hành và rèn luyện kỹ năng. Điều này giúp họ nhanh chóng thích ứng với môi trường làm việc thực tế và tạo ra giá trị ngay từ những ngày đầu.
Hơn nữa, nhu cầu về lao động có kỹ năng cao trên thị trường hiện nay là rất lớn. Các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những người thợ lành nghề, có khả năng giải quyết vấn đề. Vì vậy, những người đã qua đào tạo nghề thường có nhiều cơ hội việc làm ổn định với mức thu nhập hấp dẫn.
Tóm lại, học nghề là một cơ hội để bất kể ai, xuất thân như thế nào, đều có thể vươn lên trong cuộc sống. Nếu bạn đang quan tâm đến con đường học nghề, hãy ghé thăm Trường Dạy Nghề Bách Khoa Hà Nội - địa chỉ đào tạo hàng đầu hiện nay nhé!
Tham khảo: Đời sống & pháp luật
Xem thêm:
Trường Dạy Nghề Bách Khoa Hà Nội Trả lời
31/08/2024{Trần Hùng Nam} Có bạn nhé. Khóa học sửa chữa ô tô kéo dài 7 tháng, trong đó có 2 tháng học viên được thực tập ngoài gara. Sau đó, nhà trường sẽ giới thiệu việc làm nha!