Hiện nay, mặc dù hệ điều hành Android đã phổ biến khắp mọi nơi, tuy nhiên vẫn không ít người vẫn còn khá bỡ ngỡ trước 2 từ Root và Unlock máy. Đến với bài viết lần này, cnetvn.com sẽ giúp cho các bạn đọc hiểu rõ thế nào là Root và thế nào là Unlock một chiếc điện thoại Android.
Root: Hành động Root máy được hiểu đơn giản là bạn thêm một số file vào hệ thống Android để nắm toàn bộ quyền đọc, chỉnh sửa, xoá bất kỳ file nào trong thiết bị của bạn. Như vậy, trong trường hợp bạn muốn chỉnh sửa, sao chép, xoá hay đơn giản là mở bất kỳ một file nào trong máy Android, nghĩa là bạn đang muốn Root máy rồi đấy. Đây thực sự là cách cực kỳ mạnh mẽ để nắm kiểm soát toàn bộ hệ điều hành Android trên thiết bị của bạn. Tuy nhiên, việc Root máy cũng đem lại rất nhiều nguy hiểm cho máy, nếu như bạn không rành rẽ về hệ điều hành Android. Ngoài ra, Root máy cũng sẽ làm thiết bị của bạn bị từ chối bảo hành. Cho nên, trước khi Root máy, hãy suy nghĩ cho thật kỹ bạn nhé.
Unlock – Mở khoá mạng: Những chiếc điện thoại khi xách tay ở nước ngoài về có khả năng không sử dụng được với mạng ở Việt Nam. Nếu như bạn rơi vào tình trạng này, rất có khả năng thiết bị đó chưa được Unlock. Mỗi thiết bị do một nhà mạng nào đó bán ra (ví dụ như AT&T) thì thường chỉ sử dụng được mạng của nhà mạng đó mà thôi. Vì vậy, khi đem điện thoại của AT&T về Việt Nam, dĩ nhiên thiết bị sẽ không chịu nhận mạng ở Việt Nam mình. Lúc này đây, để sử dụng được thiết bị như bình thường (tức là nhận dạng được SIM), các bạn phải thực hiện thao tác Unlock máy. Việc Unlock máy không đem lại rủi ro, không gây ảnh hưởng tới hê điều hành như việc Root máy. Nếu như không rành, bạn chỉ cần mang điện thoại ra các tiệm, nhờ Unlock giúp.
Unlock Bootloader: Bất kỳ thiết bị Android nào khi bán ra cũng đều đã bị khoá bootloader lại hết. Có dòng máy rất dễ unlock bootloader như dòng Nexus, có dòng thì phải hack đôi chút mới unlock được như các máy Samsung, và có những thiết bị đã bị mã hoá bootloader khiến cho rất khó để unlock như các smartphone của Motorola. Việc Unlock Bootloader sẽ giúp cho bạn có thể flash (flash tức là chép dữ liệu bên ngoài vào bộ nhớ trong của máy) recovery không “chính thống” vào máy. Recovery là một phân vùng mà bạn có thể khởi động riêng biệt với hệ điều hành của máy. Tại đó ta có thể thực hiện các thao tác sao lưu, phục hồi, bảo trì, cài đặt hệ điều hành, sửa lỗi hệ thống. Mặc định, Bootloader đi theo máy đã bị khoá, bạn chỉ có thể cập nhật những gì mà nhà sản xuất tung ra trong các lần update. Với Bootloader bị khoá, bạn sẽ không thể flash những recovery từ ngoài vào máy, ví dụ như ClockWorkMod. Khi Unlock Bootloader xong, bạn bảo máy flash bất cứ thứ gì phù hợp, là máy sẽ làm ngay tức khắc. Chính vị thế, Unlock Bootloader cũng đòi hỏi bạn phải hiểu biết về hệ điều hành Android, và biết mình đang làm gì với nó.